Tranh Tùng Lộc Mai Điểu Mạ Điểm Vàng 1m76

Tranh Tùng Lộc Mai Điểu Mạ Điểm Vàng 1m76
Tranh Tùng Lộc Mai Điểu Mạ Điểm Vàng 1m76
Tranh Tùng Lộc Mai Điểu Mạ Điểm Vàng 1m76

Còn hàng

Liên hệ

Tranh tùng lộc mai điểu mạ điểm vàng bạc hàng chạm tay cao cao cấp. Bức tranh có kích thước cao 1m76, rộng ngang 61cm trên một bức.

Chi tiết sản phẩm

Bộ tranh tùng lộc mai điểu gồm 2 bức, mỗi một bức dài 1m76 rộng ngang 61cm. Tranh được làm thủ công từ tấm đồng vàng liền tấm dày 0,8 ly. Sau khi chạm xong phần các hoa văn hoạ tiết, tranh được mạ điểm vàng bạc rất đẹp và sang trọng.

Mạ điểm vàng bạc đồng đỏ (nhiều khách còn gọi là mạ tam khí) tạo nên bức tranh rất nổi bật và đặc sắc. Nền của bức tranh được tô sơn màu đen tạo độ nổi bật. Tranh có khung làm bằng gỗ trò chỉ, bề mặt có kính bao phủ chống bám bụi và ẩm mốc.

Bộ tranh tùng lôc mai điểu dùng treo trang trí phòng khách gia đình rất sang trọng và đẳng cấp. Sản phẩm được thúc chạm bởi bàn tay của các nghệ nhân giỏi nhất của xưởng hiện nay. Các hoa văn đường nét đạt đến độ tinh xảo cao cấp.

Ý nghĩa của tranh:

Cây tùng mọc trên núi cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Nó mọc ngay ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ thể hiện sức sống bền bỉ. Người xưa xem tùng là đại diện cho trăm cây, ngoài ý nghĩa trường thọ, tùng còn là đại diện của khí tiết. Ngoài ra, trong quan niệm của người Trung Hoa, tùng còn có khả năng trừ tà, xua đuổi ma quỷ rất mạnh nên tùng mang lại sự bình yên, àn lành cho con người.
Hươu là biểu tượng cho sự may mắn, sở dĩ có điều này là vì liên quan tới quan hệ quân thần bách tính trong dân gian.
Trước tiên, hươu tượng trưng cho địa vị của đế vương, các điển tích “trục lộc Trung Nguyên” – nghĩa là đuổi hươu ở Trung Nguyên, ý nói nước Tần để mất ngôi đế vương, cả thiên hạ liền tranh dành; “lộc tử thùy thủ” – hươu chết về tay ai; hai câu thành ngữ này đều ví hươu với địa vị đế vương.
Cùng với đó, hươu cũng được đưa vào phạm trù chính trị thần học, trở thành tiêu chí cát tường của chính trị xã hội. Trong cuốn “Vĩ thư” có nói, khi bậc thống trị tài giỏi, hiếu thuận, đối xử tốt với bách tính, chính trị có nề nếp, hươu ( đặc biệt là hươu trắng) sẽ xuất hiện. Ngoài ra, trong cuốn “Hậu Hán thư” còn ghi lại điềm: nếu có hươu trắng đi theo, chủ nhân sau này được thăng quan.
Hươu có tên gọi đặc biệt khác là “ban long” – nghĩa là rồng đốm, vì thế nó cũng giống như rồng có thể xua đi sát khí, nối lại các mối quan hệ và giúp chủ nhân may mắn.
Trong Phong Thần Diễn Nghĩa, hươu trắng được nói là vật cưỡi của Nhiên Đăng đạo nhân, người sau này trở thành một trong tam thế phật – Nhiên Đăng cổ Phật của Phật giáo.
Là một trong những loài tiên thú, sống trường thọ, dân gian xưa đồn rằng ăn thịt hươu sẽ được trường thọ. Hươu trắng là hươu đã sống 500 năm, hươu đen là hươu đã sống 1.000 năm. Chính vì điều này, hươu là biểu tượng được đem tặng chúc phúc, cầu trường thọ, thường xuất hiện cùng Thọ Tinh Công, Hạc… trong tranh chúc thọ truyền thống.
Hươu trong tiếng Hán là “lộc”, có rất nhiều từ đồng âm với từ “lộc” mang nghĩa cát tường, vì thế biểu tượng hươu càng nhiều ý nghĩa phong phú. 
Trước tiên là từ “lộc” đồng âm với “lộc” trong tài lộc, bổng lộc – hươu được coi là biểu tượng của tài lộc, dùng các tranh vẽ hươu treo trong nhà để cầu mong may mắn tài lộc.
Thứ hai, từ “lộc” còn đồng âm với “lộ” – nghĩa là đường, nên có thể dùng biểu tượng hai con hươu, gọi là “lộ lộ thuận lợi” – đường nào cũng thuận lợi để bày trong nhà, mong mọi việc suôn sẻ, may mắn.
Thứ ba, từ “lộc” đồng âm với từ “lục” – số 6, nên hươu và hạc cùng là biểu tượng của “lục hợp đồng xuân” – nghĩa là khắp nơi đều là mùa xuân, dùng để chúc mừng năm mới, chúc thanh xuân bất tận.

– Mai: Đứng đầu trăm hoa “thanh kỳ cốt cách”  người xưa không ngớt lời ca tụng hoa mai.

Đại thi hào Nguyễn Du đã khởi đầu về cái đẹp bằng “cốt cách và tinh thần” của hoa mai một cách nói kín đáo mang nhiều ý nghĩa nằm sâu trong hai câu lục bát “Mai cốt cách, tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”. Còn Cao Bá Quát thì “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”.
– Lan: Loài hoa gắn nhiều với sự thanh cao và sự trường sinh.                                                       
– Sen: Tượng trưng cho thanh bạch. Sinh ra trong bùn rồi vươn lên mà tỏa hương sắc.
– Cúc: Tượng trưng cho người cao sĩ, xưa có câu “Cúc ngạo hàn sương” để nói người cao sĩ giữ tiết tháo bất chấp cảnh ngộ như thế nào.
– Trúc: Cây có cành ngay thẳng, mùa đông không rụng lá, đốt trúc gọi là “tiết” cho nên người xưa lấy trúc để tượng trưng cho khí tiết người quân tử.
– Tùng: Cũng như trúc, mùa đông chẳng hề rụng lá, sống nơi khô nắng, cheo leo, miền hoang sơ đá sỏi tượng trưng cho hình vẻ, dáng mạo của người quân tử luôn luôn bình thản cho dù thời vận éo le hay gian khó. Nguyễn Công Trứ có câu “Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”.
Để thể hiện cho bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông  chúng ta thấy có bộ tứ thời là: Mai: tượng trưng cho mùa Xuân, liên (sen) chỉ mùa Hạ, cúc chỉ mùa Thu, tùng chỉ mùa Đông. Người xưa lấy bốn loài cây tượng trưng cho bốn mùa mang ý nghĩa triết lý sâu sắc. Trong trang trí, nghệ sĩ dân gian lại thường không thể hiện các loài thảo mộc đơn độc mà luôn ghép với một loài động vật để tạo cho hình ảnh càng thêm sinh động. Vì vậy bốn mùa thường có các chủ đề: Mai điểu (chim đậu cành mai); Liên áp (vịt bơi bên hoa sen); Cúc điệp (bướm đậu trên hoa cúc); Tùng hạc hay Tùng lộc (con hạc đứng dưới cây tùng hay con hươu dứng dưới cây tùng)…
Tứ hữu, tứ thời là  đề tài rất thông dụng trong nghệ thuật trang trí truyền thống được thể hiện theo tình cảm nhẹ nhàng, bay bướm trong khuôn khổ nhất định của vật được trang trí một cách tài tình, tạo những gì sâu đậm bản sắc dân tộc trên những sản phẩm nghệ thuật. 
Chi tiết hình ảnh:
Tranh đồng tùng lộc mai điểu mạ vàng cao cấp
Tranh tùng lộc mai điểu bằng đồng mạ vàng bạc dài 1m76, rộng ngang 61cm 
Các hoa văn đường nét tinh xảo
Bộ tranh tùng lộc mai điểu mạ vàng hiện đang có tại hệ thống cửa hàng của tranh đồng bảo long.
=>> Xem thêm:
Tranh sen hạc bằng đồng màu mộc cao 1m84
Tranh mặt trống đồng mạ vàng vuông 1m27
Các mẫu tranh đồng đẹp khác

Facebook